Để việc tôn vinh nghệ nhân đúng thực chất, hiệu quả
VŨ QUỐC TUẤN
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn –
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn –
Hiệp hội Làng nghề
Việt Nam
Từ nhiều năm nay, “nghệ nhân” đã được UNESCO tôn vinh là “báu vật nhân văn sống”. Ở nước ta, nhiều nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (trong đó có những nghệ nhân nghề thủ công) được công nhận và đã có nhiều cuộc tôn vinh. Tuy nhiên, tôn vinh thế nào cho đúng thực chất, đem lại hiệu quả, tránh tiêu cực vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu, làm rõ. Tiếp theo bài “Tôn vinh, phát huy nghệ nhân” của người viết đã đăng trên Tạp chí Làng nghề Việt Nam số 10/2020 ngày 12-6-2020, bài này bổ sung một số suy nghĩ trong việc tôn vinh nghệ nhân làng nghề dựa trên thực tế thời gian qua, để cùng trao đổi, thảo luận.
TÔN
VINH NGHỆ NHÂN – NHU CẦU TỰ THÂN CỦA LÀNG NGHỀ
Theo UNESCO, nghệ nhân được tặng danh hiệu” báu vật nhân văn sống” vì họ là “những người có kiến thức và kỹ thuật ở cấp độ rất cao cần thiết cho việc biểu diễn hay sáng tạo các yếu tố của di sản văn hóa phi vật thể mà các quốc gia thành viên đã lựa chọn như một bằng chứng cho truyền thống văn hóa sống của mình và cho tinh thần sáng tạo của các nhóm, các cộng đồng và các cá nhân hiện diện trên đất nước mình”. Họ xứng đáng được xã hội quan tâm và tôn vinh, vì họ đã trở thành những người dẫn đầu trong lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ sau các giá trị văn hóa mà cộng đồng đúc kết trở thành di sản của dân tộc.
Từ thực tiễn, có thể nêu lên một số yêu cầu, cũng có thể coi là quan điểm chủ yếu trong việc tôn vinh nghệ nhân làng nghề như sau.
Một là, tôn vinh nghệ nhân gắn với sự bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề, vì nghệ nhân mang trong trái tim, khối óc của họ những giá trị tinh hoa văn hóa làng nghề; họ vừa bảo tồn những giá trị thủ công truyền thống, vừa sáng tạo nên những sản phẩm thủ công mới có giá trị mỹ thuật và lỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ của xã hội trong thời đại mới, đồng thời góp với thế giới thời hội nhập. Nghệ nhân chính là “nhân vật trung gian” giữa di sản với hiện đại, nếu không có họ, di sản sẽ không được tiếp nối, sẽ bị đứt quãng và nếu không có họ, di sản cũng sẽ không được phát huy, sáng tạo trên một tầm cao mới. Vì vậy, tôn vinh nghệ nhân cũng có nghĩa là bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề - lẽ sống, hồn cốt của làng nghề; việc tôn vinh nghệ nhân phải là trách nhiệm trước hết của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống.
số 25+26, ngày 18/6/2021)
0 Bình luận