Đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống: Làng nghề và kinh tế nông thôn
Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Trong công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta, từ một nền nông nghiệp lạc hậu đi
lên, cư dân nông thôn chiếm đa số trong dân số cả nước, vấn đề nông nghiệp nông
dân, nông thôn luôn có ý nghĩa chiến lược. Từ nhiều năm nay, Chương trình Xây dựng
nông thôn mới đã thu được những kết quả quan trọng. Ngày nay, khi đất nước bước
vào giai đoạn phát triển mới, Báo cáo Chính trị Đại hội XIII đã nêu ra khái niệm
“Kinh tế nông thôn”, nhấn mạnh “Tiếp
tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát
triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới“ và “Tập trung phát triển
kinh tế nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái”. Đây
là một chủ trương mới rất quan trọng, bài này nêu lên một số nhận thức bước đầu
về vấn đề này và đề xuất một số ý kiến về hoạt động của làng nghề chúng ta để
cùng nghiên cứu, trao đổi.
TỪ “TAM NÔNG” ĐẾN “KINH TẾ NÔNG THÔN”
Từ nhiều năm trước
đây, vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (thường gọi là “Tam
nông”) đã được ghi vào nhiều nghị quyết và được triển khai với nhiều biện pháp
mạnh mẽ. Đại hội X của Đảng (tháng
4/2006) đã nhấn mạnh: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”. Hội nghị lần thứ bảy
Trung ương khóa X đã ra Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 chuyên về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định: "Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh
tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng;
giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất
nước".
Để
thực hiện Nghị quyết 26, từ năm 2010, Chính phủ đã đề ra Chương trình mục tiêu quốc
gia Xây dựng nông thôn mới. Đến nay, việc thực hiện Chương trình đã đạt được những
kết quả quan trọng. Bộ mặt nông thôn có bước khởi sắc, từng bước gắn phát triển
nông thôn với cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp, cải thiện
rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Đến tháng 6//2020,
cả nước đã có 5.177 xã (58,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 8,2% so với mục
tiêu đã đề ra cho năm 2020; 09 tỉnh/thành phố có 100% số xã đạt chuẩn; 127/664
đơn vị cấp huyện thuộc 45 tỉnh/thành phố được công nhận đạt chuẩn và 02 tỉnh
(Nam Định, Đồng Nai) dược công nhạn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016-2020. Việc thực hiện Chương trình đã thực sự thành một phong
trào phát triển rộng khắp, liên tục;
ngày càng có thêm nhiều xã đạt chuẩn ở mức cao hơn. Đến nay (5/2021), đã có
5.248 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 168 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 9 xã
nông thôn mới kiểu mẫu.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, việc thực hiện Chương
trình này thời gian qua còn một số yếu kém, đó là: (i) một số địa phương chưa thực
sự quan tâm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững, chưa chú trọng đến phát triển kinh tế nông thôn; (ii) hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế
biến, thu mua, tiêu thụ nông sản còn chưa đồng bộ; (iii) áp dụng khoa học và
công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; (iv) ở một số địa
phương, vai trò chủ thể của cộng đồng cư dân nông thôn chưa thực sự được đề
cao; (v) các yếu tố văn hóa dân tộc, truyền thống văn hóa vùng, miền chưa được
coi trọng bảo tồn và phát huy.
Vì vậy, khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, công
cuộc xây dựng nông thôn cần có tư duy mới với những nội dung mới như Đại hội
XIII đã đề ra. Được biết, ngày 26/3/2021, Ban Bí thư đã ra Quyết
định số 02-QĐ/TW về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị
quyết số 26 và xây dựng nghị quyết thay thế. Thông tin này càng cho thấy ý
nghĩa quan trọng của nông thôn đối với sự phát triển của đất nước ta trong thời
gian tới.
Từ
thực tiễn, có thể thấy đang có những yêu cầu mới trong công cuộc xây dựng
nông thôn nước ta. Đó là: (i) sự phát triển của bản thân các ngành kinh tế
trong nông thôn cần có những đổi mới căn cơ hơn trong sản xuất kinh doanh, từ
mô hình tăng trưởng đến cơ cấu kinh tế; (ii) về thị trường: thị trường trong nước
với 98 triệu dân đang có những yếu cầu mới cao hơn; trong toàn cầu hóa ngày
nay, thị trường ngoài nước cũng có những yêu cầu cao hơn; (iii) cuộc cách mạng
Công nghiệp 4.0 đang tạo ra những công nghệ, kỹ thuật hiện đại thúc đẩy nâng
cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, nghề cũng như toàn
bộ nền kinh tế; (iv) đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, cũng đòi hỏi
cách làm mới để thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa
phòng chống dịch có hiệu quả.
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Làng nghề nước ta, nhất là làng nghề truyền thống là một kho báu, một bảo tàng về di sản văn hóa truyền thống, không chỉ mang đặc sắc của dân tộc mà còn mang đặc sắc của từng vùng, miền, thậm chí của từng nghệ nhân. Kết tinh trong không gian tồn tại của mỗi làng nghề truyền thống là văn hóa sản xuất, văn hóa tinh thần, là nếp ăn, nếp ở, phong tục tập quán... Do đó, mỗi làng nghề là một không gian văn hóa giàu bản sắc, cũng là một bức tranh thu nhỏ về văn hóa làng Việt. Nhiều làng nghề còn gắn với danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử các vị Tổ nghề. Thế mạnh này cần được phát huy, góp sức bảo tồn, chấn hưng văn hóa trong kinh tế nông thôn.
0 Bình luận