Đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống - Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề - cần một tầm nhìn
VŨ QUỐC TUẤN
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn –
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn –
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Thời gian gần đây, trước
những khó khăn của làng nghề do đại dịch Covid-19 gây ra, Nhà nước và các tổ chức
xã hội đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp làng nghề khắc phục khó khăn, duy
trì sản xuất kinh doanh; tuy nhiên, nhìn chung, nhiều hộ kinh doanh và làng nghề
vẫn đang lúng túng, thiếu định hướng rõ rệt.
Từ thực tế của làng nghề và theo nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, để tháo gỡ khó khăn cho làng nghề trong tình hình hiện nay, vừa cầm cự để tồn tại, lại vừa phải chuẩn bị cho bước phát triển mới, khi đại dịch đã bị đẩy lùi, thì rất cần một tầm nhìn với những giải pháp căn cơ, xứng tầm, có ý nghĩa và tác dụng vừa trước mắt vừa lâu dài.
YÊU CẦU CỦA TÌNH HÌNH MỚI
Trước hết, xin ghi lại ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi bế mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành trung ương Đảng Khóa XIII ngày 8/7/2021. Sau khi phân tích “Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn đang đứng trước không ít những khó khăn, thách thức mới và lớn, thậm chí gay gắt hơn. Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, nguy hiểm hơn trước, có thể còn tiếp tục lan rộng, kéo dài, tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội”, Tổng Bí thư đã chỉ đạo: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa, quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt các kế hoạch mới có thể hoàn thành thắng lợi được mục tiêu tổng quát đã đề ra cho cả nhiệm kỳ là: Bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020, để đến năm 2025 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện có hiệu quả các giải pháp khắc phục tác động của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế” (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 9/7/2021). Cần coi đây là chỉ đạo mới nhất của Tổng Bí thư về những việc cần làm trong tình hình mới.
Đối với chúng ta, đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn cho các hộ kinh doanh, làng nghề nước ta, song cũng thúc đẩy chúng ta nhìn lại một cách toàn diện, cơ bản những chỗ mạnh, chỗ yếu của từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, của từng hộ kinh doanh và của mỗi làng nghề để có những giải pháp căn cơ, bảo đảm tồn tại và phát triển trong dài hạn. Thực hiện sự chỉ đạo trên đây của Tổng Bí thư, các hộ kinh doanh làng nghề đang đứng trước nhiệm vụ kép: vừa phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, tùy từng địa phương, từng làng nghề có thể thực hiện linh hoạt, có lúc ưu tiên chống dịch, có lúc ưu tiên sản xuất kinh doanh, song nhìn chung, hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau: chống dịch kiên quyết để bảo vệ người lao động, bảo vệ sản xuất kinh doanh; ngược lại, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh là để phát huy sáng tạo, tăng thêm tiềm lực để chống dịch hiệu quả.
Điều chắc chắn là, với những biện pháp quyết liệt của Nhà nước và sự đồng tình thực hiện của nhân dân, dịch bệnh rồi sẽ bị ngăn chặn và đẩy lùi, dất nước ta sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện các mục tiêu do Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Giai đoạn phát triển mới đòi hỏi tầm nhìn mới với những sáng kiến mới, cách làm mới. Đây là cơ hội để mỗi hộ kinh doanh nhìn lại bản thân, xác định hạn chế, yếu kém, thực hiện cải cách sâu rộng – cũng tức là cơ cấu lại sản xuất kinh doanh để bảo đảm năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Các hộ kinh doanh làng nghề cần có những giải pháp thiết thực để thích nghi, cầm cự và khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh tùy theo điều kiện cụ thể mỗi địa phương. Thế nhưng, trong bất kỳ tình huống nào, không thể chỉ dừng lại ở những vụ, việc ở bề nổi, hình thức, có tính chất phong trào, mà vẫn phải vừa thực hiện các biện pháp trước mắt, vừa tính toán cho bước đi trong thời gian tới, khi dịch bệnh bị đẩy lùi, cả nước cũng như các làng nghề bước vào giai đoạn “bình thường mới”.
Nhìn một cách cơ bản, lâu dài, thì mục tiêu cuối cùng vẫn phải là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mà yêu cầu cơ bản đặt ra là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh của mỗi hộ kinh doanh và của mỗi làng nghề, đồng thời mức tăng trưởng thời gian sau phải đạt cao hơn thời gian trước. Trong các làng nghề truyền thống, cần phải quán triệt phương châm “hiện đại hóa truyền thống” và “truyền thống hóa hiện đại”, cũng có nghĩa là truyền thống và hiện đại luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phát huy đổi mới, sáng tạo nhưng không thể quên truyền thống, mà phải sáng tạo trên nền tảng truyền thống; cũng có thể nói: đó là phát huy sáng tạo trên nền tảng văn hóa đặc sắc của thủ công mỹ nghệ từng vùng, miền, của từng loại sản phẩm cho đến tài hoa, trí tuệ của mỗi nghệ nhân. Nói cách khác, đó chính là yêu cầu quan trọng nhất trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong tình hình mới. Làng nghề chúng ta hội nhập vào kinh tế thế giới cũng chính là bằng văn hóa làng nghề, bằng sức cạnh tranh của những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
![]() |
Làng nghề nước mắm Phan Thiết duy trì sản xuất an toàn. |
Về những giải pháp cụ thể để các hộ kinh doanh cơ cấu lại sản xuất kinh doanh nhằm “thích nghi; cầm cự; chuẩn bị cho bước phát triển mới”, xin xem bài “Làng nghề sản xuất kinh doanh trong Đại dịch Covid-19 của tác giả đã đăng trên Tạp chí Làng nghề Việt Nam số 27 (61) ra ngày 02/7/2021. Dưới đây, xin nhấn mạnh thêm về vấn đề thị trường, vì xét đến cùng, thị trường là nơi quyết định mọi kế hoạch, chủ trương sản xuất kinh doanh của làng nghề, song việc nghiên cứu sâu về thị trường cũng đang là một nhược điểm lớn cả các làng nghề chúng ta.
Số 31(65)2021, ra ngày 30/7/2021)
0 Bình luận