Bản thảo một tiểu luận: GIÁ TRỊ CỦA NGHỀ THỦ CÔNG VÀ LÀNG NGHỀ (4)

b.2- Một số nội dung quan trọng trong tìm hiểu di sản?  

Khi đi vào thực tiễn hành nghề thủ công tại nhiều địa phương và khảo sát nhiều nghề khác nhau, tôi thực sự phát hiện ra sự phong phú và chiều sâu của văn hóa và truyền thống của đất nước. Tuy nhiên những con số thống kê không chính thức: từ 10 - 14 triệu lao động đang hành nghề thủ trong 5,4 triệu hộ gia đình chỉ mới cho chúng ta một cảm giác về một lực lượng rất lớn đang mưu sinh bằng chính di sản của cha ông. Trong lực lượng hành nghề đó, một phần thợ thủ công không làm cho chúng ta hài lòng và cảm thấy tiếc vì sự trải nghiệm, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm của họ chưa cao.

Antonio Stradivari (1644 – 18 tháng 12 năm 1737) là một nghệ nhân làm đàn người Ý chuyên về các nhạc cụ bộ dây như violin, cello, guitar và harp. Ông kiểm tra một nhạc cụ, bản in thế kỷ 19 (ảnh wikipwdia)


Sau hơn 20 năm khôi phục nghề thủ công và làng nghề, có khá nhiều nghệ nhân được chân truyền hoặc thế hệ trẻ sau này ham học hỏi, miệt mài rèn luyện kỹ năng xuất hiện khá nhiều đã thực sự giúp mở ra kho kiến thức và kỹ năng truyền thống của tổ tiên và cũng giúp tôi nhìn ra những khó khăn, hạn chế trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng của những thợ thủ công này. 

Cho đến năm 1972, cả thế giới chỉ mới thừa nhận và tập trung vào di sản văn hóa vật thể như các công trình kiến trúc, hàng thủ công và thiên nhiên. Mặc dù từ 1960 đã có các công trình nghiên cứu phát hiện ra các giá trị lớn lao đằng sau những vật thể đó, UNESCO, mãi đến năm 2003, mới đủ lý luận để cho ra đời Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Con đường dài 31 năm, với các quyết định thận trọng bằng các khuyến nghị và tuyên bố như Khuyến nghị của UNESCO về Bảo vệ Văn hóa Truyền thống và Dân gian năm 1989, Tuyên bố Toàn cầu của UNESCO về Đa dạng Văn hóa năm 2001, và Tuyên bố Istanbul được Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng Văn hóa lần thứ 3 thông qua năm 2002. Những tiếp cận mới và nhận thức tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như là động lực chính của đa dạng văn hóa và là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững của UNESCO đã thực sự làm thay đổi không chỉ về lý luận mà làm thay đổi toàn diện từ thiết kế chính sách đến giáo dục, học thuyết kinh tế…

Mở đầu cuốn sách phân tích kinh tế văn hóa của nghề thủ công, Tiến sĩ Anna Mignosa, Đại học Catania Ý, Đại học Erasmus Rotterdam, Rotterdam, Hà Lan, cùng Tiến sĩ Priyatej Kotipalli, Đại học Erasmus Rotterdam, Hà Lan viết đại ý rằng: Thủ công đã trở lại. Ít nhất, chúng là thế giới xung quanh đối tượng của việc tái thẩm định. Nghề thủ công từng bị tuyên bố là lỗi thời sau quá trình sản xuất công nghiệp hóa và tự động hóa, chúng được coi là một lĩnh vực đang chết dần và được duy trì chỉ như một thứ kỷ niệm. Giờ đây, các chính trị gia đang phát hiện ra nghề thủ công như một yếu tố tiếp thêm sinh lực trong chính sách kinh tế của họ và các nhà giáo dục và chuyên gia đang đánh giá lại tầm quan trọng của việc phát triển và áp dụng các kỹ năng thủ công. Các nghệ sĩ, nhà thiết kế và bác sĩ phẫu thuật đang nhận ra rằng họ là những người thợ thủ công. “Nghề thủ công” đang có sức ảnh hưởng lớn đến mức ngay cả cảnh sát và thẩm phán cũng muốn được coi là “thợ thủ công”. Trong nền tảng của sự chú ý này, các học giả không thể ở lại phía sau.

TS. Arjo Klamer, cũng Đại học Erasmus Rotterdam, trong tiểu luận “Nghề thủ công: một so sánh quốc tế” (sau đổi tựa là “Văn hóa thủ công: Tầm quan trọng của nghề thủ công đối với thế giới nghệ thuật và nền kinh tế nói chung, viết: Với sự tiến bộ của thời đại công nghiệp và sự xuất hiện sau đó của nền kinh tế tri thức, nghề thủ công bị gạt ra ngoài lề nền kinh tế. Nghề thủ công truyền thống chỉ là vậy: truyền thống, lịch sử và chỉ thú vị như một phần của di sản văn hóa. Những nghề thủ công không chuyên nghiệp (ám chỉ thợ sửa ống nước, thợ sơn nhà, thợ lợp mái nhà, kỹ thuật viên nha khoa, v.v.) vẫn tiếp tục làm công việc của họ, nhưng công việc như vậy, ít nhất đó là ấn tượng ngự trị tâm trí nhiều người, dành cho những người không thể làm công việc trí óc trong nền kinh tế tri thức.

Hệ thống giáo dục ở các nước phát triển đã thần thánh hóa trí thông minh điện tử và coi thường các kỹ năng chân tay. Trong nghệ thuật, sự đổi mới về khái niệm đã vượt qua quan niệm lấy kỹ năng làm năng lực cốt lõi.

Tất cả điều này sắp thay đổi. Nền kinh tế sáng tạo ngày càng đòi hỏi những kỹ năng đặc trưng của nghề thủ công. Điều này cho thấy một xu hướng trong văn hóa tiêu dùng coi trọng tính xác thực và chất lượng.

Tay nghề thủ công không chỉ là để đáp ứng sở thích, tay nghề thủ công còn đáp ứng hơn nữa nhu cầu về những điều có ý nghĩa trong công việc. Sự thành thạo, lành nghề mang lại cảm giác về giá trị bản thân. Do đó, các chính trị gia đang nói về tầm quan trọng của tay nghề thủ công, và các nghệ sĩ đang đánh giá lại nghề thủ công trong công việc của họ.

Có nhiều điều chúng ta chưa biết đến. Xây dựng năng lực đổi mới trong khu vực chính sách công là điều cần thiết để đối phó với các vấn đề phức tạp mà các chính phủ phải đối mặt. Nhưng làm thế nào để chúng ta chỉ qua các khóa đào tạo một lần đã thực sự mang lại năng lực hay những cách làm việc mới?

Các dự án nghiên cứu và các trung tâm thực nghiệm giáo dục quốc tế đã bắt đầu thay đổi giáo trình khi xác nhận sự đổi mới trong chính phủ như một công việc thủ công, được tạo nên từ các nguyên tắc, phương pháp, chức năng và điều kiện cho phép hoạt động. Và điều này có nghĩa là chúng ta nên nghĩ những người đổi mới của chính phủ là thợ thủ công. Nhìn theo cách này, nghề thủ công giúp chúng ta phát triển các kỹ năng của công chức một cách toàn diện hơn, thay đổi ý nghĩa của việc học về đổi mới.

Theo truyền thống, khái niệm về nghề thủ công không dùng để chỉ các công chức nhà nước hoặc các nhà hoạch định chính sách. Thay vào đó, chúng ta nghĩ về công việc thủ công - những thứ có thể cầm, sử dụng và trải nghiệm – giống như kiến thức chuyên môn và số năm thực hành để trở thành một thợ mộc bậc thầy như những thợ làm đàn, tạc tượng, thợ đóng thuyền hoặc chế biến thực phẩm. Henry Mintzberg (wikipedia.org/wiki/Henry_Mintzberg) đã mô tả việc hoạch định chiến lược là một hành động của sự khéo léo, và việc hoạch định chính sách cũng vậy. Mặc dù không phải là “vật lý” theo cùng một cách thức, chúng cũng dựa trên một trình độ thuần thục được mài dũa tương tự như chúng ta mong đợi một cây vĩ cầm xuất xưởng của Antonio Stradivari (vi.wikipedia.org/wiki/Antonio_Stradivari). Với tốc độ thay đổi và mức độ phức tạp mà các chính phủ hiện đang phải đối mặt, Họ cần một lực lượng lao động luôn học hỏi, phát triển và trau dồi kỹ năng của họ. Đây là không là nghề thủ công là gì?

(Phần này đang còn viết tiếp)

NGUYỄN LỰC

______________

Bài có thể bạn quan tâm

0 Bình luận