BẢN THẢO MỘT TIỂU LUẬN: GIÁ TRỊ CỦA NGHỀ THỦ CÔNG VÀ LÀNG NGHỀ (22)
NGUYỄN LỰC
Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn,
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn,
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
PHẦN 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN VÀ NHÌN NHẬN
VĂN HÓA SỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC (bài cuối)
Cơ sở lý luận về văn hóa phi vật thể trong cơ chế UNESCO về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể
4.2- Định
nghĩa di sản văn hóa phi vật thể trong Luật di sản văn hóa của Việt Nam:
“Di
sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn
và các hình thức khác.”
Các loại hình Di sản văn hóa phi vật thể:
a) Tiếng nói, chữ viết;
b) Ngữ văn dân gian;
c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
đ) Lễ hội truyền thống;
e) Nghề thủ công truyền thống;
g) Tri thức dân gian.
Tiêu
chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia:
1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng,
địa phương;
2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ;
3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài;
4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Với
nhận thức di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân, để bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp
phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới và để tăng cường hiệu lực
quản lí nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa, Luật di sản văn hóa là đạo luật quy định hoạt
động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, quyền và nghĩa vụ của tổ chức,
cá nhân đối với di sản văn hóa.
Di sản văn hoá trong Luật này được hiểu bao gồm cả
di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. Đó là những sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tỉnh thần có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ
văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về
nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực,
về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn
hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia.
Luật di sản văn hoá quy định rõ trách nhiệm giữ
gìn, bảo vệ, phát huy di sản văn hoá không chỉ thuộc về ngành văn hoá mà là
trách nhiệm chung của mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân và của toàn xã
hội. Một quy định rất quan trọng của Luật là việc thừa nhận quyền sở hữu tư
nhân đối với một số loại di sản văn hoá bên cạnh các hình thức sở hữu truyền thống
như sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu cộng đồng đối với di sản văn hoá.
Quy định này tạo điều kiện để huy động toàn dân tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ,
phát huy các di sản văn hoá mà cha ông đã dày công vun đắp và truyền lại. Theo
quy định của Luật thì mọi tổ chức, cá nhân đều có các quyền và nghĩa vụ như sở
hữu hợp pháp di sản văn hóa; tham quan, nghiên cứu dị sản văn hóa; tôn trọng, bảo
vệ và phát huy giá trị dị sản văn hóa; thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nơi gần nhất; ngăn chặn hoặc để nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyển
ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép
di sản văn hóa.
Luật cũng quy định rõ trình tự, thủ tục công nhận
di sản văn hoá, các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông
tin (nay là Bộ VH-TT và DL), Hội đồng di sản văn hoá quốc gia, Uỷ ban nhân dân
các cấp và các cơ quan khác trong việc công nhận, bảo vệ, giữ gìn, quản lí các
di sản văn hoá (cả di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể).
Luật nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tới di sản văn
hoá như chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy
hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn
chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; mua bán,
trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia ra nước ngoài.
Vài nội dung khác
cần nhấn mạnh về di sản văn hóa
- Di sản văn hóa là các di sản hữu hình bằng các hiện
vật và vô hình của một nhóm hoặc xã hội được thừa hưởng từ các thế hệ trước; là
giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia, một dân tộc
để lại. Không phải tất cả các di sản của các thế hệ trước là “di sản”, chúng chỉ
được công nhận là di sản khi chúng được cộng đồng, xã hội lựa chọn. Di sản văn
hóa bao gồm văn hóa vật thể (như các tòa nhà, tượng đài, cảnh quan, sách, tác
phẩm nghệ thuật và hiện vật khác…), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian,
nghề truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức…) và di sản thiên nhiên (bao gồm cảnh
quan có ý nghĩa văn hóa và đa dạng sinh học…).
- Về đạo đức và lý do bảo tồn văn hóa, di sản là một
phần của nghiên cứu về lịch sử, nghiên cứu về dân tộc, loài người vì chúng cung
cấp cơ sở cụ thể, các bằng chứng xác thực cho các ý tưởng, lập luận có thể xác
nhận được về quá khứ. Sự bảo tồn di sản thể hiện sự thừa nhận sự cần thiết của
quá khứ và những câu chuyện mà chúng mang lại. Quá khứ là xa lạ nhưng quan sát
các vật thể được bảo tồn cho chúng ta những ký ức chính xác. Các công nghệ, kỹ
thuật mới như kỹ thuật số có thể cung cấp các giải pháp công nghệ để thu được
hình dạng và sự xuất hiện của các vật phẩm với độ chính xác chưa từng có. Trong
lịch sử loài người, tính thực tế của hiện vật giúp ta chạm vào quá khứ theo
đúng nghĩa đen. Tuy nhiên điều này lại gây ra một mối nguy hiểm khi các địa điểm
lưu trử, bảo tồn di sản và mọi thứ thuộc về quá khú có thể bị hư hại bởi bàn
tay của du khách. Ánh sáng, khí hậu làm cho các di sản vật thể luôn ở trong trạng
thái biến đổi hóa học liên tục, do đó những gì được coi là được bảo tồn phải thực
sự thay đổi, không thể như trước đây được.
- Căn cứ vào các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền
con người, khi bảo vệ di sản cũng đồng thời tham gia bảo vệ tính hợp pháp về
quyền con người. Các nền văn minh lâu đời có tầm quan trọng tối cao cho việc bảo
tồn truyền thống. Chúng ta có thể nói rằng di sản là tài nguyên xã hội, tài sản
kinh tế và các yếu tố thúc đẩy hội nhập xã hội. Ở khía cạnh đạo đức, những gì
đã được thừa kế không nên tiêu thụ mà nên được làm giàu và được trao lại các thế
hệ kế tiếp. Đây là một mệnh lệnh đạo đức cao cả. Có thể có một thế hệ từ chối một
“di sản văn hóa” nào đó nhưng sẽ có thế hệ tiếp theo hồi sinh.
- Hành động cố tình giữ văn hóa và di sản từ hiện tại
cho tương lai được gọi là bảo tồn (preservation, tiếng Anh Mỹ hoặc
conservation, tiếng Anh Anh). Các bảo tàng văn hóa và bảo tàng lịch sử dân tộc
hoặc trung tâm xúc tiến văn hóa có thể có cách gọi thuật ngữ này mang ý nghĩa cụ
thể hoặc chính xác hơn tùy theo bối cảnh tương tự trong các phương ngữ khác. Di sản được bảo tồn đã trở thành như một mỏ
neo “anchor” buộc chặt ngành du lịch toàn cầu, một đóng góp to lớn các giá trị
kinh tế cho cộng đồng địa phương.
- Nhân quyền, toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến di sản
văn hóa như thế nào? Trong thế giới ngày nay, dường như không có góc nào của thế
giới không bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa – có cả tốt và xấu. Trong khi thế giới
trở nên bá quyền hơn về mặt xã hội và văn hóa, các cộng đồng địa phương đang đấu
tranh để bảo tồn lối sống của họ như là một phần của di sản. Các tổ chức du lịch
và văn hóa sử dụng “sự độc đáo” này để thúc đẩy du lịch. Điều này mang lại
doanh thu cho doanh nghiệp và tạo cơ hội cho du khách sự tiếp xúc với các di sản
như một sự đáp ứng nhu cầu của du khách. Trong khi các di sản văn hóa được bảo
tồn nhờ sự cô lập ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng và thậm chí đã bị phá hủy.
Có một nhận thức quan trọng ngày càng tăng khi các di sản độc đáo được sử dụng
để xác định một cộng đồng, xã hội hoặc quốc gia, nó đồng thời cũng có thể là cơ
sở tạo ra xung đột.
Những người ủng hộ xã hội và cộng đồng khẳng định rằng
di sản là cần thiết cho việc khớp nối và bảo tồn bản sắc văn hóa. Việc trưng
bày các di tích, cổ vật và các giá trị của di sản có thể là một chiến lược để
khẳng định bản sắc thiểu số trước áp lực của đa số - cũng như một công cụ để phản
kháng và thể hiện sự khác biệt. Việc tấn công vào cuộc sống của con người và
quyền tự chủ chính trị, lịch sử văn hóa và các giá trị của một cộng đồng không
chỉ tấn công, phá hủy các cá nhân mà cả kết cấu xã hội.
5- Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ
công truyền thống.
Nghề thủ công truyền thống có lẽ là biểu hiện hữu
hình lớn nhất của di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, Công ước 2003 chủ yếu
đề cập đến các kỹ năng và kiến thức liên quan đến nghề thủ công hơn là bản
thân các sản phẩm thủ công. Thay vì tập trung vào việc bảo tồn các hiện vật
thủ công, các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền
thống tập trung vào việc khuyến khích các nghệ nhân tiếp tục sản xuất thủ
công và truyền các kỹ năng và kiến thức của họ cho người khác, đặc biệt là
trong cộng đồng của chính họ.
Có rất nhiều biểu hiện của nghề thủ công truyền thống
như công cụ sản xuất, đồ trang sức, trang phục và đạo cụ cho các lễ hội và biểu
diễn nghệ thuật, đồ vật được sử dụng để lưu trữ (hũ, vại), phương tiện vận chuyển,
nghệ thuật trang trí và các đồ vật nghi lễ; nhạc cụ và đồ dùng gia đình, đồ
chơi, đồ giải trí và giáo dục... Nhiều vật thể trong số này có thứ chỉ được sử
dụng trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như những đồ vật được chế tác cho các
nghi thức lễ hội, nhưng cũng có những hiện vật khác có thể trở thành gia truyền
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các kỹ thuật, kỹ năng liên quan đến
việc tạo ra các đồ vật thủ công cũng đa dạng như chính các vật phẩm bao gồm từ
các công việc nhỏ bé tinh tế, chi tiết cho đến các công việc mạnh mẽ, chắc chắn,
to lớn tốn nhiều công sức.
Giống như các hình thức di sản văn hóa phi vật thể
khác, toàn cầu hóa đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự tồn tại của các loại
nghề thủ công truyền thống. Sản xuất mô phỏng hàng loạt, cho dù ở cấp độ của các
tập đoàn đa quốc gia lớn hoặc các ngành công nghiệp tiểu thủ địa phương, thường
cung cấp hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hàng ngày có chi phí thấp hơn, rẽ tiền
và ít tốn thời gian so với sản xuất thủ công. Nhiều thợ thủ công đấu tranh để
thích nghi với áp lực này. Áp lực môi trường và khí hậu cũng ảnh hưởng đến nghề
thủ công truyền thống như nạn phá rừng và phát quang, chuyển đổi mục đích sử dụng
đất làm giảm sự sẵn có của các tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Ngay cả trong
trường hợp nghề truyền thống phát triển thành một ngành công nghiệp tiểu thủ,
quy mô sản xuất tăng lên có thể dẫn đến thiệt hại cho môi trường.
Khi điều kiện xã hội hoặc thị hiếu văn hóa thay đổi,
các lễ hội và lễ kỷ niệm mà trước đây đòi hỏi phải sản xuất thủ công phức tạp
có thể dẫn đến ít cơ hội hơn cho các nghệ nhân thể hiện bản thân. Những người
trẻ tuổi trong cộng đồng có thể thấy việc học nghề đôi khi phải học nhiều kỹ
thuật thủ công truyền thống quá khắt khe và dài hạn, thay vào đó họ tìm kiếm
công việc trong các nhà máy hoặc ngành dịch vụ, nơi công việc ít chính xác hơn
và lương thường tốt hơn.
Nhiều truyền thống thủ công liên quan đến “bí mật nghề
nghiệp, bí quyết” không thể dạy cho người ngoài nhưng nếu các thành viên gia
đình hoặc thành viên cộng đồng không quan tâm đến việc học chúng, kiến thức
có thể biến mất vì chia sẻ nó với người lạ được cho là vi phạm truyền thống gia
đình. Vậy, mục tiêu của việc bảo vệ, cũng như các hình thức di sản văn hóa phi
vật thể khác, là đảm bảo rằng kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghề truyền
thống được truyền lại cho các thế hệ tương lai để các nghề thủ công có thể tiếp
tục được thực hành sản xuất trong cộng đồng của họ, cung cấp sinh kế cho người
làm và phản ánh sáng tạo liên tục.
Nhiều nghề thủ công truyền thống có hệ thống giảng
dạy và học nghề lâu đời. Một biện pháp đã được chứng minh để củng cố các hệ thống
này là cung cấp các khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho học sinh và giáo viên để
chuyển giao kiến thức hấp dẫn hơn cho cả hai.
Các thị trường truyền thống, địa phương cho các sản
phẩm thủ công cũng có thể được củng cố, đồng thời tạo ra những sản phẩm mới. Để
đáp ứng quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, nhất là du lịch, nhiều người
trên thế giới thích thú với những đồ vật thủ công thấm nhuần kiến thức và giá
trị văn hóa tích lũy của những người thợ thủ công và mang đến một sự thay thế
nhẹ nhàng hơn nhiều mặt hàng “công nghệ cao” thống trị văn hóa tiêu dùng toàn cầu.
Trong các trường hợp khác, cây gỗ, rừng có thể được
quy hoạch, đầu tư trồng lại để bù đắp thiệt hại cho hàng thủ công truyền thống
phụ thuộc vào gỗ làm nguyên liệu. Trong một số tình huống, các biện pháp pháp
lý có thể cần được thực hiện để đảm bảo quyền truy cập của cộng đồng để thu thập
tài nguyên, đồng thời đảm bảo bảo vệ môi trường.
Các biện pháp pháp lý khác, như bảo vệ sở hữu trí
tuệ và đăng ký bằng sáng chế hoặc bản quyền, có thể giúp cộng đồng được hưởng lợi
từ các hoa văn, họa tiết và đồ thủ công truyền thống. Đôi khi, các biện pháp
pháp lý dành cho các mục đích khác có thể khuyến khích sản xuất thủ công; ví dụ,
lệnh cấm địa phương đối với túi nhựa, ống hút nhựa lãng phí có thể kích thích
thị trường túi giấy thủ công và hộp đựng quà, vật dụng được làm từ cỏ, cho phép
các kỹ năng và kiến thức thủ công truyền thống phát triển mạnh. (Tham khảo tại
đây)
Giống như các di tích và tác phẩm nghệ thuật được
xác định và thu thập, di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể được thu thập và
ghi lại. Trên thực tế, đối với một quốc gia, bước đầu tiên để bảo vệ di sản đó
là xác định những biểu hiện và các biểu hiện có thể được coi là di sản văn hóa
phi vật thể là việc kiểm kê và mô tả chúng.
Việc kiểm kê di sản giúp sau đó có thể làm cơ sở để
phát triển các biện pháp bảo vệ an toàn cho các biểu hiện của tài sản vô hình,
tức di sản văn hóa phi vật thể. Bản thân các cộng đồng phải tham gia xác định
và xác định di sản văn hóa phi vật thể của họ bởi vì họ là những người quyết định
thực hành di sản nào và di sản đó là một phần của di sản văn hóa của họ.
Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể nên bao gồm
tất cả các loại biểu hiện, bất kể chúng phổ biến hay hiếm; bao nhiêu loại hoặc
có bao nhiêu người trong cộng đồng tham gia vào thực hành chúng; có ảnh hưởng
hoặc mức độ ảnh hưởng của chúng trong cộng đồng đó; cũng cần nên tìm hiểu về những
di sản văn hóa phi vật thể đang bị đe dọa nhất hoặc có các áp lực lớn nhất đang
đe dọa chúng. Vì di sản
văn hóa phi vật thể liên tục chịu sự thay đổi, nên việc cập nhật thường xuyên
trong các bản kiểm kê là rất cần thiết.
Công ước 2003 là một tài liệu cho phép và phần lớn
các bài viết của nó được diễn đạt bằng ngôn ngữ không mô tả, cho phép các chính
phủ thực hiện nó một cách linh hoạt. Tuy nhiên, yêu cầu kiểm kê là một trong những
nghĩa vụ cụ thể được nêu trong Công ước và trong Chỉ thị hoạt động sau đó để thực
hiện.
Kiểm kê là không thể thiếu để bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể bởi vì chúng có thể nâng cao nhận thức về văn hóa phi vật thể di sản
và tầm quan trọng của chúng đối với cá nhân và bản sắc tập thể. Quy trình kiểm
kê di sản văn hóa phi vật thể và làm cho những kiểm kê có thể truy cập cho công
chúng cũng có thể khuyến khích sự sáng tạo và tự trọng trong cộng đồng và cá
nhân nơi biểu hiện và thực hành di sản văn hóa phi vật thể. Kiểm kê cũng có thể
cung cấp một cơ sở cho xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể liên quan.
Theo Điều 11 của Công ước, mỗi quốc gia thành viên
phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho di sản văn hóa
phi vật thể có trong lãnh thổ của mình và bao gồm các cộng đồng, nhóm và tổ chức
phi chính phủ có liên quan trong việc xác định và định nghĩa các yếu tố của tài
sản vô hình đó di sản văn hóa.
Nhận dạng là một quá trình mô tả một hoặc nhiều yếu
tố cụ thể của di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh của chính họ và phân biệt
chúng với những người khác. Quá trình nhận dang và miêu tả này sẽ dẫn đến việc
xác định giá trị. Việc kiểm kê nên được thực hiện nhằm bảo vệ an toàn - nghĩa
là, kiểm kê không phải là một bài tập trừu tượng mà là một công cụ. Do đó, nếu
một số lượng nhất định về các yếu tố của di sản văn hóa phi vật thể đã được xác
định, các quốc gia có thể quyết định bắt đầu thực hiện các dự án bảo vệ an toàn
cho các yếu tố đó.
(Bài đã in trong bộ sách Làng nghề Việt Nam – miệt
mài cuộc hành trình di sản)
VĂN HÓA SỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC (bài cuối)
Cơ sở lý luận về văn hóa phi vật thể trong cơ chế UNESCO về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể
b) Ngữ văn dân gian;
c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
đ) Lễ hội truyền thống;
e) Nghề thủ công truyền thống;
g) Tri thức dân gian.
2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ;
3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài;
4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
0 Bình luận