SAMUEL HUNTINGTON ĐÃ TIÊN ĐOÁN CHÍNH XÁC ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA Ở UKRAINE



Năm 1996, Samuel Huntington quá cố (1927-2008), một giáo sư Harvard đáng kính, đã xuất bản cuốn "The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order" (tạm dịch Cuộc đụng độ của các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới) (1). Trước đó, cuốn sách bán chạy nhất năm 1992 của Francis Fukuyama, "The End of History and the Last Man" (tạm dịch: Sự kết thúc của lịch sử và con người cuối cùng) (2) của người từng là học trò ông-Fukuyama. Cả hai đều tham gia vào việc tưởng tượng về tương lai của thế giới sau Chiến tranh Lạnh với các lập luận chặt chẽ để bảo vệ giả thuyết của mình.
 1 - "Sự kết thúc của lịch sử và con người cuối cùng" là một cuốn sách triết học chính trị năm 1992 của nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama, lập luận rằng với sự phát triển vượt bậc của nền dân chủ tự do phương Tây — xảy ra sau Chiến tranh Lạnh (1945–1991) và sự tan rã của Liên bang Xô viết (1991) - nhân loại đã đạt tới "không chỉ ... sự trôi qua của một giai đoạn cụ thể của lịch sử sau chiến tranh lạnh, mà còn là sự kết thúc của lịch sử: Đó là, điểm kết thúc của sự phát triển tư tưởng của nhân loại và sự phổ cập của nền tự do phương Tây dân chủ với tư cách là hình thức cuối cùng của chính phủ nhân loại." Cuốn sách là công trình nhằm mở rộng một tiểu luận của ông "Sự kết thúc của lịch sử?" (xuất bản vào mùa hè năm 1989, vài tháng trước khi Bức tường Berlin sụp đổ). Fukuyama dựa trên những triết lý và tư tưởng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và Karl Marx, những người đã định nghĩa lịch sử nhân loại là một diễn tiến tuyến tính, từ kỷ nguyên kinh tế xã hội này sang kỷ nguyên kinh tế xã hội khác.
 
Luận điểm nổi bật:
 
- Lịch sử nên được xem như một quá trình tiến hóa. (không phải là chuỗi sự kiện)
- Các sự kiện vẫn xảy ra vào cuối lịch sử. (nhưng không phải là lịch sử)
- Sự bi quan về tương lai của nhân loại được bảo đảm vì nhân loại không có khả năng kiểm soát công nghệ.
- Sự kết thúc của lịch sử có nghĩa là dân chủ tự do là hình thức chính phủ cuối cùng của tất cả các quốc gia. Không thể có sự tiến bộ từ nền dân chủ tự do sang một hệ thống thay thế. Do vậy lịch sử kết thúc.
 

2- Tìm hiểu một chút về cuốn "Cuộc đụng độ của các nền văn minh và sự tái tạo trật tự thế giới":
 

Năm 1993, Samuel P. Hungtington, khi đó là Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Harvard, đã có bài viết mang tính dự báo: "Sự va chạm của các nền văn minh?". Qua bài viết này, tác giả đưa ra một giả thiết khác: liệu có khả năng xảy ra sự đụng độ giữa các nền văn minh trong thế kỷ XXI hay không? Nhưng nội dung của bài viết đã trả lời rằng sự đụng độ đó là điều khó tránh khỏi. Năm 1996, Hungtington tiếp tục phát triển bài báo của mình thành cuốn sách "Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới."
 
Quyền sách đưa ra giả thuyết về một trật tự thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh. Theo ông, trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các xã hội bị chia rẽ và đẫm máu bởi những khác biệt về ý thức hệ, điển hình là cuộc đấu tranh giữa dân chủ và chủ nghĩa cộng sản. Từ sau Chiến tranh Lạnh Luận, điểm chính của Huntington với lập luận, "Sự khác biệt quan trọng nhất giữa các dân tộc không còn về ý thức hệ, chính trị, hoặc kinh tế mà đó là văn hóa". Các mô hình xung đột mới sẽ xảy ra dọc theo biên giới của các nền văn hóa khác nhau và các mô hình gắn kết sẽ được tìm thấy trong các biên giới văn hóa.
 
Trong cuốn sách của mình, S. Hungtington đã vẽ lại bức tranh chung về các nền văn minh khác nhau trên thế giới. Về cơ bản, ông phân chia nhân loại thành 2 bộ phận cho dễ hiểu là văn minh phương Tây và văn minh ngoài phương Tây, trong đó văn minh phương Tây đóng vai trò trung tâm trong các phân tích của ông, là điểm tham chiếu để xem xét các nền văn minh khác ngoài phương Tây.
 
Trên cơ sở xác định các nền văn minh chủ yếu của thế giới, Hungtington tiếp tục làm sáng tỏ những thay đổi về cán cân giữa các nền văn minh; giải thích sự thoái trào của văn minh phương Tây và quá trình phục sinh các nền văn minh bên ngoài phương Tây. Ông cũng chỉ ra một trật tự mới của các nền văn minh cùng với sự tái định hình nền chính trị toàn cầu thông qua văn hoá. ((3) xem bản đồ và ghi chú)
 


Khi nạn khủng bố đang trở thành nỗi đau, cơn ác mộng cho cả thế giới; khi mà không ít người do thiếu thông tin, do định kiến đang có cái nhìn thiếu thiện cảm với thế giới Hồi giáo thì quyển sách này rất đáng đọc. Nó sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về thế giới đương đại với những vấn đề, những thách thức mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi con người đều có liên can và có trách nhiệm.
 
3 - Chiến tranh bùng nổ ở Ukraine nhắc nhở chúng ta về cuộc tranh luận đã nổ ra về tầm nhìn khác nhau của Fukuyama và Huntington.
 
Tóm lại là, Đối với Fukuyama, sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh cũng là sự kết thúc của Lịch sử với chữ ‘H’ viết hoa (xem chú thích), có nghĩa là khái niệm lịch sử được thúc đẩy bởi những xung đột ý thức hệ không còn nữa, kết thúc. Theo quan điểm của ông, mặc dù những sự kiện rắc rối vẫn sẽ phát sinh, nhưng những sự kiện này sẽ không chấm dứt sự lan rộng toàn cầu của trật tự thế giới tân tự do, dựa trên quy tắc về tự do, dân chủ, kinh tế thị trường và thế tục hóa các nền văn hóa, tất cả đều tóm lại: theo kinh nghiệm của người Mỹ.
 
Quan điểm của Huntington kém lạc quan hơn. Ông coi Chiến tranh Lạnh kết thúc là một sự chuyển đổi sang một thế giới trong đó sự chia rẽ giữa các cường quốc từng dựa trên các hệ tư tưởng chính trị sẽ được thay thế bằng sự chia rẽ lâu dài hơn trong lịch sử dựa trên các nền văn hóa và truyền thống tôn giáo. Huntington đã định nghĩa nền văn minh là bản sắc văn hóa rộng nhất trong lịch sử.
 
Do đó, Huntington đã tiên đoán về một "cuộc đụng độ của các nền văn minh" sẽ xảy ra- một cụm từ được mượn từ Bernard Lewis, nhà sử học về Trung Đông và nền văn minh Hồi giáo - làm đen tối tương lai của thế kỷ mới và thiên niên kỷ phía trước.
 
Huntington cảnh báo những người Mỹ, đặc biệt là những người lạc quan như Fukuyama: “Trong thế giới đang nổi lên của những xung đột sắc tộc và xung đột văn minh, niềm tin của người phương Tây vào tính phổ quát của văn hóa phương Tây sẽ gặp phải ba vấn đề: nó SAI; nó là TRÁI ĐẠO ĐỨC; và nó NGUY HIỂM.” Ông nói thêm, "Niềm tin rằng các dân tộc không phải (ngoài) phương Tây nên áp dụng các giá trị, thể chế và văn hóa phương Tây là trái đạo đức vì những gì là cần thiết để mang đến điều đó ... Chủ nghĩa đế quốc chính là hệ quả hợp lý cần thiết của chủ nghĩa phổ quát." Chủ nghĩa đế quốc đồng nghĩa với những hô hào toàn cầu hóa, tạo ra sự đồng nhất về văn hóa và chống lại sự đa dạng văn hóa của các quốc gia ngoài phương Tây.
 
Các phân tích trên cho thấy Huntington đã tiên tri và xóa bỏ triển vọng màu hồng của Fukuyama. Nghĩa là xóa bỏ học thuyết "sự lan rộng toàn cầu của trật tự thế giới tân tự do, dựa trên quy tắc về tự do, dân chủ, kinh tế thị trường và thế tục hóa các nền văn hóa.... không phải là xu hướng của thế kỷ 21.
 
4- “Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu” là phản ứng ngay sau các cuộc tấn công khủng bố của lực lượng Hồi giáo cực đoan ngày 11 tháng 9 năm 2001, cùng với lập luận của những người theo phái tân thuyết rằng chúng ta phải truyền bá dân chủ và các giá trị của Mỹ (sức mạnh mềm) ra nước ngoài. Điều này đã biến thành một cuộc chiến bất tận xuyên qua các ranh giới đẫm máu giữa các nền văn minh, giống như Huntington đã thấy trước. Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu tương tự đã làm biến mất "cổ tức hòa bình" được mong đợi ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc mà mỗi quốc gia lẽ ra đều có phần. Cuối cùng, các cuộc đối đầu được khởi động lại với Nga đã châm ngòi cho một cuộc chiến tranh chết người ở Ukraine, qua đó kéo theo biên giới văn minh Đông-Tây rạn nứt ở châu Âu, mang lại sự trả thù dai dẳng cho những căng thẳng gia tăng của một cuộc Chiến tranh Lạnh dường như không bao giờ kết thúc.
 
Theo bản đồ phân chua của Huntington, Nga là nền văn minh chính thống giáo, bao gồm Bulgaria, Cyprus, Georgia, Hy Lạp, Romania, các phần lớn thuộc Liên Xô và Nam Tư cũ. (xem ghi chú)
 
Ngoài ra, Huntington liệt một số nước được coi là "các quốc gia khe nứt" hoặc "quốc gia rách nát" (chưa có từ chính xác) vì chúng chứa những nhóm người rất lớn xác định với các nền văn minh riêng biệt. Ví dụ bao gồm Ukraina là "khe nứt" giữa phần phía tây chiếm đa số là Công giáo theo nghi thức Đông và phía đông chiếm đa số là Chính thống giáo, Guiana thuộc Pháp (phân tách giữa Mỹ Latinh và phương Tây), Benin, Chad, Kenya, Nigeria, Tanzania và Togo (tất cả khe nứt giữa Hồi giáo và châu Phi cận Sahara) ... Một trường hợp đã trở thành một sự phân chia chính thức vào tháng 7 năm 2011 sau cuộc bỏ phiếu áp đảo về nền độc lập của Nam Sudan trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 1 năm 2011. 98,83% cử tri lựa chọn ly khai. Nam Sudan có dân cư chủ yếu là người Ả Rập và người châu Phi theo Hồi giáo. Phần lớn người Nam Sudan vẫn duy trì các tín ngưỡng truyền thống/bản địa và tín đồ Công giáo là thiểu số.
 
Liên quan cụ thể đến cuộc xung đột Nga - Ukrainw, sự sụp đổ của Liên bang Xô viết đã làm sống lại quá khứ của nước Nga thời tiền cộng sản với tư cách là trung tâm văn minh của Cơ đốc giáo Chính thống và Moscow là Rome của Chính thống giáo với tòa Thượng phụ. Bên kia, Ukraine độc ​​lập, tuy nhiên, là một quốc gia "rách nát" (xem chú thích). Một phần năm dân số là người dân tộc Nga và một nữa Ukraine là những người theo Cơ đốc giáo Chính thống giáo, có liên hệ với Nga; nửa còn lại thuộc các sắc tộc hỗn hợp và mối quan hệ văn hóa và lịch sử của nó nằm ở châu Âu với phía Tây của Nga.
 
Không có gì mỉa mai, hay buồn cười khi thấy trong cuộc chiến này là một cuộc xung đột văn hóa, văn minh. Một bên là những người Ukraine đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ phương Tây (EU và NATO) để bảo vệ danh tính, bản sắc văn hóa được nhận thức của họ. Bên kia là những người Nga chống lại các giá trị phương Tây vì cho rằng các giá trị này phá hoại bản sắc văn hóa và Cơ đốc giáo Chính thống đang hồi sinh của họ.
 
Đến đây, những gì Huntington lập luận tôi cho là đúng. Các xung đột văn hóa, văn minh sẽ là nguyên nhân quan trọng tạo nên các xung đột vũ trang không khác gì xung đột ý thức hệ trong chiến tranh lạnh. Trong bài diễn văn tuyên chiến với Ukraine ông Putin nói: "họ (phươngTây) tìm cách phá hủy các giá trị truyền thống của chúng ta và ép buộc chúng ta những giá trị sai lầm sẽ làm xói mòn con người của chúng ta từ bên trong, những thái độ mà họ đã áp đặt lên các đất nước của họ, những thái độ trực tiếp dẫn đến suy thoái và biến chất, bởi vì chúng trái với bản chất của con người." "Do đó, người ta có thể nói với lý do chính đáng và tin tưởng rằng toàn bộ cái gọi là khối phương Tây do Hoa Kỳ thành lập theo hình ảnh và sự giống hệt của Mỹ, về tổng thể, là cùng một "đế chế dối trá". Điều này cho thấy một trong những nguyên nhân của cuộc xung đột.
 
5- Tuy nhiên với việc quan sát các sự kiện ở Ukraine và những chuyển động như một mô hình thu nhỏ của cuộc ly giáo diễn ra trên toàn cầu, ta thấy luận điểm của Huntington có phần hạn chế vì ông chưa tìm hiểu rõ về tác động của sự suy tàn bên trong các nền văn minh.
 
Ví dụ, ông đã không xem xét những ảnh hưởng xuống cấp đối với văn hóa Mỹ mà Allan Bloom, vào năm 1987, đã xem xét trong The Closing of the American Mind (Sự đóng cửa tâm trí người Mỹ https://wikivi.icu/wiki/The_Closing_of_the_American_Mind), đã làm cho nền giáo dục đại học Mỹ mất khả năng sáng tạo.
 
Ông cũng không tính đến những cuốn sách, chẳng hạn như Amusing Ourselves to Death: Public Discourse in the Age of Show Business (1984) của Neil Postman (Tự hài lòng đến chết: Diễn thuyết công khai trong thời đại kinh doanh thể hiện (1985) hay The Culture of Narcissism: American Life in an Age of Diminishing Expectations (1979) (Văn hóa của lòng tự ái, Cuộc sống Mỹ trong thời đại kỳ vọng giảm dần) của Christopher Lasch, hay cuốn sách sau này của Lasch là The Revolt of the Elites and the Betrayal of Democracy (Cuộc nổi dậy của người ưu tú và sự phản bội nền dân chủ, xuất bản năm 1997).
 
Bloom, Postman và Lasch đã mô tả điều gì sẽ xảy ra khi một nền văn hóa bắt đầu tự phá hủy các giá trị nền tảng của nó và do đó, mất đi sức sống tinh thần của nó. Trong một nền văn hóa như vậy, nơi con người ngày càng chỉ tìm kiếm niềm vui, các công dân sống cho khoảnh khắc, cắt đứt quá khứ và không quan tâm đến tương lai của họ. Lasch, giống như là Burkean khi viết, "Người tự ái không quan tâm đến tương lai bởi vì, một phần, anh ta rất ít quan tâm đến quá khứ."
 
Huntington đơn giản là không thể tưởng tượng rằng một phương Tây (và Mỹ) ngày càng thiếu đức tin, vô đạo đức, hoàn toàn thế tục hóa văn hóa và tự do hóa... có thể là mối nguy hiểm lớn hơn các nền văn hóa khác, là nguồn cơn trong việc mở rộng sự chia rẽ văn minh của thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh. Nói cách khác, ông không nhận thấy rằng phương Tây đương đại, với sự suy thoái về văn hóa và tinh thần, không thể cung cấp khả năng lãnh đạo cũng như hướng dẫn đạo đức cho những người khác khi cần thiết trong việc ngăn chặn sự đụng độ của các nền văn minh.
 
Trong toàn bộ, Huntington cũng không hoàn toàn đúng về nền văn hóa nền tảng của Mỹ dựa trên các giá trị Khai sáng là duy nhất vì nó có sức hấp dẫn phổ biến. Nhưng ông ấy đã đúng rằng nước Mỹ, bằng cách truyền bá văn hóa của mình (dù đã suy thoái), khi được hỗ trợ bằng vũ lực (phòng thủ hoặc cách khác) cho các dân tộc không phải phương Tây, sẽ biến chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ thành chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
 
Rất may, Ít nhất trong hai mươi năm qua, người Mỹ đã làm khá tốt khi nhớ lại những lời của John Quincy Adams:
 
"Bất cứ nơi nào tiêu chuẩn về tự do và độc lập đã hoặc sẽ không còn tồn tại, thì ở đó trái tim của cô ấy [nước Mỹ] lòng lành của cô ấy và những lời cầu nguyện của cô ấy sẽ ở đó. Nhưng cô ấy không đi ra nước ngoài để tìm kiếm những con quái vật để tiêu diệt. Cô ấy là người khôn ngoan hơn đối với tự do và độc lập của tất cả mọi người. Cô ấy là nhà vô địch và người minh oan duy nhất của riêng mình."
 
Đối với việc cho rằng việc Hoa Kỳ mời hoặc lôi kéo Ukraine gia nhập NATO đã liều lĩnh nới rộng sự chia rẽ nội bộ của một quốc gia trong vùng văn hóa “đang bị giằng xé” về văn hóa, trong khi chọc giận Nga xâm lược trước để hủy bỏ lời mời đó. Do đó, thảm kịch đang diễn ra ở Ukraine liên quan nhiều đến chủ nghĩa xét lại của Nga, cũng như với sự ngạo mạn của Mỹ đã khiến người dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo của họ chú ý đến sự lo ngại của Huntington.
 
Điều tôi lo lắng tương tự như Bloom, Postman và Lasch, lo lắng về sự xuống cấp của nền văn hóa nước ta chưa được hồi sinh sau các biến cổ đẫm máu của chiến tranh và những sai lầm trong thời binh không khắc phục được. Sự hồi sinh các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc của các dân tộc Việt chưa nẫy mầm. Mâu thuẫn văn hóa vẫn còn âm ỉ trong nội bộ do khả năng nhận thức, quan điểm về văn hóa còn lỗi thời. Một sức mạnh mền để phòng thủ còn mong manh.

NGUYỄN LỰC
(Bài có thể có sự sửa chữa khi tôi có điều kiện.)
----------------
(1) https://tiki.vn/su-va-cham-giua-cac-nen-van-minh-va-su-tai-lap-trat-tu-the-gioi-p571637.html ; https://www.amazon.com/Clash-Civilizations-Remaking-World-Order/dp/1451628978
(2) https://en.wikipedia.org/wiki/The_End_of_History_and_the_Last_Man ; https://hoanghannom.com/2016/04/26/the-end-of-history-and-the-last-man/
(3) Ghi chú:
 
Xem hình hình ảnh: Bản đồ đụng độ các nền văn minh dựa trên cuốn sách của Huntington
 
Huntington đã chia thế giới thành các "nền văn minh lớn" trong luận án của mình như:
 
- Nền văn minh phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ và Canada, Tây và Trung Âu, Úc, Châu Đại Dương và phần lớn Philippines. Theo Huntington, liệu Mỹ Latinh và các quốc gia thành viên cũ của Liên Xô có được bao gồm hay không, hay thay vào đó là các nền văn minh riêng biệt của họ, sẽ là một cân nhắc quan trọng trong tương lai đối với các khu vực đó, theo Huntington. Quan điểm truyền thống của phương Tây đồng nhất Văn minh Phương Tây với các quốc gia và văn hóa Cơ đốc giáo (Công giáo - Tin lành) phương Tây.
 
- Nền văn minh Mỹ Latinh, bao gồm Nam Mỹ (trừ Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp), Trung Mỹ, Mexico, Cuba và Cộng hòa Dominica. Có thể được coi là một phần của nền văn minh phương Tây. Nhiều người ở Nam Mỹ và Mexico coi mình là thành viên đầy đủ của nền văn minh phương Tây.
 
- Nền văn minh chính thống giáo, bao gồm Bulgaria, Cyprus, Georgia, Hy Lạp, Romania, các phần lớn thuộc Liên Xô cũ và Nam Tư. Các quốc gia có đa số không theo Chính thống giáo thường bị loại trừ, ví dụ như Azerbaijan Hồi giáo và Albania theo đạo Hồi và phần lớn Trung Á, cũng như các khu vực đa số theo đạo Hồi ở Balkans, Caucasus và các vùng miền trung Nga như Tatarstan và Bashkortostan, Công giáo La Mã Slovenia và Croatia Tin lành và các nước Baltic theo Công giáo). Tuy nhiên, Armenia được bao gồm, mặc dù có đức tin chủ đạo, Giáo hội Tông đồ Armenia, là một phần của Chính thống giáo phương Đông chứ không phải là Giáo hội Chính thống giáo phương Đông. Và Kazakhstan cũng được bao gồm, mặc dù tín ngưỡng chủ đạo của nó là Hồi giáo Sunni.
 
- Thế giới phương Đông là sự pha trộn của các nền văn minh Phật giáo, Trung Quốc, Ấn Độ giáo và Nhật Bản. Các khu vực Phật giáo ở Bhutan, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan được xác định là tách biệt với các nền văn minh khác, nhưng Huntington tin rằng chúng không tạo thành một nền văn minh lớn theo nghĩa các vấn đề quốc tế.
 
- Nền văn minh Sinic của Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên, Singapore, Đài Loan và Việt Nam. Nhóm này cũng bao gồm cộng đồng người Hoa hải ngoại, đặc biệt là trong mối quan hệ với Đông Nam Á.
 
- Nền văn minh Hindu, chủ yếu nằm ở Ấn Độ, Bhutan và Nepal, và được cộng đồng người Ấn Độ trên toàn cầu tuân thủ về mặt văn hóa.
 
- Nhật Bản, được coi là sự kết hợp giữa nền văn minh Trung Quốc và các mẫu Altaic cổ hơn.
 
- Thế giới Hồi giáo ở Đại Trung Đông (không bao gồm Armenia, Cyprus, Ethiopia, Georgia, Israel, Malta và Nam Sudan), bắc Tây Phi, Albania, Pakistan, Bangladesh, các phần của Bosnia và Herzegovina, Brunei, Comoros, Indonesia, Malaysia, Maldives và miền nam Philippines.
 
- Nền văn minh của Châu Phi cận Sahara nằm ở nam Phi, Trung Phi (trừ Chad), Đông Phi (trừ Ethiopia, Comoros, Mauritius và bờ biển Swahili của Kenya và Tanzania), Cape Verde, Ghana, Bờ Biển Ngà, Liberia, và Sierra Leone. Được Huntington coi là nền văn minh thứ tám có thể có.
 
- Thay vì thuộc về một trong những nền văn minh "lớn", Ethiopia và Haiti được dán nhãn là các quốc gia "Cô đơn". Huntington viết có thể được coi là một quốc gia độc nhất với nền văn minh của riêng mình, nhưng lại là một quốc gia cực kỳ giống với phương Tây. Huntington cũng tin rằng Anglophone Caribbean, thuộc địa cũ của Anh ở Caribe, tạo thành một thực thể riêng biệt.
 
- Ngoài ra còn có những quốc gia khác được coi là "các quốc gia khe nứt" vì chúng chứa những nhóm người rất lớn xác định với các nền văn minh riêng biệt. Các ví dụ bao gồm Ukraina ("khe nứt" giữa phần phía tây chiếm đa số là Công giáo theo nghi thức Đông và phía đông chiếm đa số là Chính thống giáo), Guiana thuộc Pháp (phân tách giữa Mỹ Latinh và phương Tây), Benin , Chad , Kenya , Nigeria , Tanzania và Togo (tất cả khe nứt giữa Hồi giáo và châu Phi cận Sahara), Guyana và Suriname (khe nứt giữa đạo Hindu và châu Phi cận Sahara), Sri Lanka (khe nứt giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo), và Philippines (tách biệt giữa Hồi giáo, trong trường hợp Mindanao; Sinic, trong trường hợp Cordillera ; và phương Tây). Sudan cũng được coi là "khe hở" giữa Hồi giáo và châu Phi cận Sahara; Bộ phận này đã trở thành một sự phân chia chính thức vào tháng 7 năm 2011 sau cuộc bỏ phiếu áp đảo về nền độc lập của Nam Sudan trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 1 năm 2011
 
Sự phân chia này vẫn còn nhiều tranh luận. https://en.wikipedia.org/wiki/Clash_of_Civilizations.
 
- Giả thích Lịch sử - History viết hoa chũ H với lịch sử - history với một chữ viết thường "h”: Bất cứ điều gì và mọi thứ ở mọi nơi đã từng xảy ra là lịch sử nói chung. Hầu hết lịch sử (hoặc quá khứ) không được ghi lại là chữ "h" viết thường. Lịch sử - History có chữ “H” viết hoa là gì?” Là lịch sử được ghi lại là nghiên cứu.
 
Ví dụ, những gì bạn đã ăn trong bửa sáng mười năm trước, ngày hôm nay là lịch sử với một chữ “h” viết thường. Đó là lịch sử, nó là quá khứ, chắc chắn nó có một số tác động nhỏ đến thế giới hiện tại, nhưng không có "bằng chứng" nào về nó và nó không được coi là "quan trọng" trong các câu chuyện và quỹ đạo lịch sử lớn hơn.
 
Lịch sử có chữ “H” viết hoa là nghiên cứu về quá khứ, viết về quá khứ. Đó là lịch sử mà chúng ta biết và có thể biệt, có quyền truy cập. Đó là những sự kiện và những con người chúng ta đọc, học. Đó là một câu chuyện được xây dựng mang tính xã hội dựa trên bằng chứng, sự kiện có sẵn, cả những hy vọng, nỗi sợ hãi, v.v. và những thay đổi khi tất cả các yếu tố này điều chỉnh.
 
Rất nhiều điều xảy ra ở mọi nơi cụ thể và xảy ra mọi lúc. Hầu hết trong số này trở thành (h) lịch sử chứ không phải (H) Lịch sử. Nhưng điều đó không được phép bỏ qua nó. Công nhận là bước đầu tiên để một cái gì đó trở thành (H) Lịch sử. Sự kết thúc lịch sử là kết thúc Lịch sử - History với chữ cái H viết hoa.
 
- The Culture of Narcissism: American Life in a Age of Diminishing Expectations là cuốn sách xuất bản năm 1979 của nhà sử học văn hóa Christopher Lasch, trong đó tác giả khám phá nguồn gốc và sự phân nhánh của việc bình thường hóa chứng tự ái bệnh lý trong văn hóa Mỹ thế kỷ 20 bằng cách sử dụng tâm lý, văn hóa, tổng hợp nghệ thuật và lịch sử. Lasch đã giành được Giải thưởng Sách Quốc gia Hoa Kỳ năm 1980 ở hạng mục Sở thích hiện tại.
 
Lasch cho rằng kể từ Thế chiến thứ hai, nước Mỹ thời hậu chiến đã sản sinh ra một kiểu nhân cách phù hợp với các định nghĩa lâm sàng về "lòng tự ái bệnh lý". Bệnh lý này không giống với chứng tự ái hàng ngày, chủ nghĩa vị kỷ khoái lạc, mà với chẩn đoán lâm sàng là rối loạn nhân cách tự ái. Đối với Lasch, "bệnh lý đại diện cho một phiên bản nâng cao của tính bình thường."
 
- Tham khảo thêm Geoffrey Clarfield là một nhà nhân chủng học và nhà tư vấn cho các tổ chức phi chính phủ ở các nước đang phát triển. Salim Mansur là giáo sư danh dự về khoa học chính trị, Đại học Western, ở London, Ontario.

Bài có thể bạn quan tâm

0 Bình luận