Xây dựng “lối sống văn hóa” trong làng nghề
Một sản phẩm cẩn ốc xà cừ rất phức tạp, tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mĩ của nghệ nhân rất cao. Đó chính là tinh thần thủ công. |
VŨ QUỐC TUẤN
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn –
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn –
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Làng nghề chúng ta tự hào là một nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của nghề thủ công, góp phần hình thành nền văn hóa nhiều màu sắc của dân tộc. Xây dựng “lối sống văn hóa” trong làng nghề chính là góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị ấy, bảo đảm sự phát triển bền vững của làng nghề.
MỨC SỐNG VÀ LỐI SỐNG
Theo các nhà nghiên cứu, Mức sống là mức độ giàu có, tiện nghi, hàng hóa vật chất và dịch
vụ có sẵn cho một xã hội hoặc một khu vực địa lý nhất định. Mức sống bao gồm các yếu tố
vật chất cơ bản như thu nhập, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuổi thọ và cơ hội tiếp
cận giáo dục, văn hóa và kinh tế.
Theo nghĩa hẹp đang được dùng phổ biến, mức sống được đo lường bằng cách sử dụng chỉ tiêu GDP cho một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, trong đó có chỉ tiêu GDP bình quân đầu người bao gồm tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho mỗi người. Hiện nay, nước ta còn dùng chỉ tiêu “Tổng sản phẩm của địa phương” (GRDP) tính cho tỉnh/thành phố. Theo Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người của nước ta tuy có tăng qua các năm, song vẫn còn thấp: năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD, xếp thứ 129/187 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1993, Thái Lan năm 2003, Indonesia năm 2010, Trung Quốc năm 2009 và Hàn Quốc những năm 90 của thế kỷ trước (theo Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam, Tổng cục Thống kê, 2021).
Tuy nhiên, điều mà xã hội quan tâm, không chỉ là sự phát triển của một quốc gia thể hiện bằng mức tăng trưởng GDP nhiều hay ít, mà quan trọng hơn, đó là chất lượng và sự bền vững của sự tăng trưởng, nói cách khác, đó là sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, giữa kinh tế và môi trường, cũng như sự thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Như vậy, điều cần quan tâm không chỉ là mức hưởng thụ về vật chất và tinh thần có thể đo đếm được của con người và toàn xã hội, mà chủ yếu và quan trọng hơn nhiều, là các khía cạnh vô hình khác tạo nên cuộc sống con người mà bài này đề cập, đó là phong cách ứng xử trong đời sống, thường được gọi là “lối sống”. Các yếu tố về chất lượng cuộc sống có thể làm cho một nơi trở nên hấp dẫn hơn đối với một người hoặc một nhóm người so với một nơi có mức sống cao như nhau.
Lối sống, theo các nhà nghiên cứu, được định nghĩa là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng; lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hoặc một cộng đồng. Lối sống là tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hoá và trí tuệ của một con người hoặc của một xã hội; không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói, mà bao gồm tư duy và phương cách xử lý các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Lối sống là sự kết hợp của việc xác định các yếu tố vô hình và hữu hình. Các yếu tố hữu hình liên quan cụ thể đến các biến đổi nhân khẩu học, tức là hồ sơ nhân khẩu học của một cá nhân, trong khi các yếu tố vô hình liên quan đến các khía cạnh tâm lý của một cá nhân như giá trị cá nhân, sở thích và triển vọng. Môi trường văn hóa xã hôi nông thôn có lối sống khác so với môi trường đô thị. Môi trường làng trồng lúa có lối sống khác so với môi trường làng trồng hoa hoặc làng nghề thủ công.
Lối
sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như: (i) Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh; (ii) Các phong tục tập quán; (iii) Cách
thức giao tiếp, ứng xử với nhau; và (iv) Quan niệm về đạo đức và nhân cách. Như
vậy, có thể hiểu “lối sống văn hóa” là lối sống đề cao phẩm chất văn hóa, đạo
đức, tâm hồn của con người hoặc của một cộng đồng trong xử lý các mối quan
hệ giữa người với người cũng như giữa người với thiên nhiên; là lối sống bắt
nguồn từ truyền thống kết hợp với hiện đại. Lối sống của một người không phụ
thuộc vào địa vị xã hội hoặc trình độ học vấn; lối sống của một vị lãnh đạo hoặc
thạc sĩ, tiến sĩ có thể thấp hơn lối sống của một người dân thường nếu có cách
cư xử thiếu văn hóa. Người ta thường nói: xây dựng “lối sống lành mạnh” để đối
lập với lối sống ăn chơi đua đòi, lối sống thực dụng, v.v... Lối sống có thể
thay đổi mạnh mẽ, thậm chí chỉ trong một sớm một chiều, nhưng văn hóa sẽ thay đổi
từ từ do bén rễ sâu xa trong lịch sử, vì văn hóa luôn dựa trên một cộng đồng hoặc
một nhóm người, trong khi lối sống có thể đề cập đến phong cách sống của một cá
nhân.
CON NGƯỜI LÀNG NGHỀ CÓ LỐI SỐNG VĂN HÓA
Trong làng nghề, chúng
ta khởi xướng lối sống văn hóa trong các thành phần: con người có văn hóa; cơ sở
sản xuất, kinh doanh có văn hóa; tổ chức xã hội có văn hóa; làng nghề có văn
hóa; tất cả hòa quyện vào nhau, góp phần hình thành một bức tranh văn hóa nhiều
màu sắc trong nông thôn mới nước ta, trong đó, lối sống của mỗi người là quan
trọng nhất. Lối sống chịu ảnh hưởng bởi chính những thành phần của văn hóa cộng
đồng; ngược lại, văn hóa một công đồng lại bao gồm tất cả những lối sống tồn tại
trong cộng đồng ấy.
Trước tiên, là xây dựng
con người làng nghề có lối sống văn hóa, với quan điểm con người giữ vị trí
trung tâm, là chủ thể trong làng nghề; có con người có lối sống văn hóa mới
hình thành được cơ sở, tổ chức, làng nghề có văn hóa. Qua thực tiễn, có thể nhấn
mạnh một số nội dung sau đây.
- Lối sống văn hóa của
con người làng nghề thể hiện trước hết trong tâm hồn, phong cách của họ ý chí, khát vọng xây dựng đất nước phồn
vinh, hạnh phúc; khát vọng ấy được lưu truyền qua nhiều thế hệ kế tiếp. Mỗi
con người làng nghề là nơi hội tụ, kết hợp nhuần nhuyễn tri thức của quá khứ,
hiện đại và tương lai; là truyền nhân, kế thừa kiến thức nghề thủ công được tiếp
nối từ hàng nghìn năm nay cho đến ngày nay và mai sau.
- Đó là “tinh thần nghề thủ công” – cốt cách, phẩm
chất của người làng nghề trong sáng tạo sản phẩm: cần mẫn, tỷ mỷ, kiên nhẫn
trong từng thao tác (có sản phẩm thủ công phải mất nhiều tháng, thậm chí cả năm
mới hoàn thành). Tinh thần này còn biểu hiện ở sức sáng tạo liên tục không điểm
dừng, coi đây là bản chất của nghề, bản sắc của mỗi nghệ nhân.
- Người thợ thủ công
làng nghề còn là những người giữ “chủ quyền
văn hóa” về tri thức nghề thủ công Việt Nam, giữ gìn và bảo vệ những giá trị
phi vật thể khác của nghề trước sự xâm lăng về văn hóa của nước ngoài.
- Khái quát lại, có thể
nói: lối sống văn hóa của người làng nghề thể hiện ở cách cư xử và phẩm chất của
mỗi cá nhân trong đời sống thường ngày cũng như trong việc xử lý các mối quan hệ
với gia đình, bạn bè; trong công việc; trong thái độ đối với xã hội, v.v... cũng
tức là bản sắc và giá trị xã hội của con
người, tổ hợp lại thường gọi là “nhân cách” của mỗi người. Xã hội rất quan
tâm nhân cách của con người, đòi hỏi mỗi người đặc biệt chú trọng nhân cách của
mình, nếu không, như có nhà nghiên cứu đã nói: “Một người để mất niềm tin là mất
tất cả; nếu để mất nhân cách, sẽ trở lại là con thú hoang dã”.
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH
DOANH CÓ LỐI SỐNG VĂN HÓA
Trong các làng nghề, có
nhiều loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh (gọi tắt là cơ sở). Lối sống có văn hóa của các cơ sở này tập trung trong
văn hóa kinh doanh (cũng còn gọi là “văn hóa doanh nghiệp”). “Văn hóa kinh
doanh” kế
thừa và phát huy đạo đức trong kinh doanh
của cha ông ta như đề cao sự trung thực, chữ tín, kết hợp hài hòa với văn
hóa kinh doanh của thế giới, đem lại bản sắc và giá trị thiết thực cho cơ sở
làng nghề nước ta trong hội nhập quốc tế.
Theo truyền thống và phổ biến trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mọi người xây dụng thành công một sự nghiệp và sau đó xây dựng cuộc sống, lối sống của họ xung quanh sự nghiệp đó, theo kiểu “giàu sang sinh lễ nghĩa”. Tuy nhiên, việc khởi nghiệp của một cơ sở làng nghề khác với doanh nghiệp khác chính là niềm đam mê, sự yêu thích nghề thủ công truyền thống của dân tộc; họ xây dựng sự nghiệp xung quanh cuộc sống và phong cách sống của doanh nhân ấy. Cơ sở của họ cũng kiếm tiền, nhưng số tiền đó được sử dụng để hỗ trợ đam mê, sở thích, mối quan tâm và mục tiêu của họ, tức cho lối sống văn hóa đã hình thành của họ.
Văn hóa kinh doanh có thể và cần được thể hiện ở tất các cơ sở, bất kể quy mô nhỏ hoặc lớn. Qua thực tế, có thể nêu lên những nội dung cụ thể như sau.
- Trong quan hệ với Nhà nước: chấp hành đầy đủ
các quy định của pháp luật trong kinh doanh, như các loại thuế, phí, bảo vệ môi
trường; không sản xuất hàng giả, hàng nhái. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có các
cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cơ sở thực hiện văn hóa kinh doanh, như bảo
hộ sở hữu trí tuệ, cạnh tranh đúng luật pháp, v.v...
- Trong quan hệ với người lao động trong cơ sở:
nâng cao cuộc sống của người lao động và gia đình họ; chấp hành đầy đủ các quy
định về tiền lương, các chính sách bảo hộ lao động; quan tâm các nhu cầu của
người lao động về nhà ở, khám chữa bệnh, việc học hành của con cái họ;
- Trong quan hệ với khách hàng, trước tiên là
đáp ứng yêu cầu của thị trường (với thị trường nước ngoài, còn cần nắm vững các
thông lệ, quy chuẩn quốc tế và của mỗi thị trường); với người tiêu dùng, cần giữ
chữ “tin”, bảo đảm chất lượng sản phẩm; công khai, minh bạch nguồn gốc, xuất sứ,
thực hiện “sản xuất xanh”, sản xuất số”, ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh
doanh;
- Trong quan hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh
khác: tăng cường liên doanh, liên kết, hình thành chuỗi giá trị; thực hành
cạnh tranh lành mạnh, đúng luật pháp;
- Trong quan hệ với địa phương: thực hiện đầy đủ
các quy định về bảo vệ môi trường; quan tâm đời sống của nhân dân địa phương,
tùy điều kiện mà tham gia xây dựng các cơ sở vật chất (điện, đường, trường học,
trạm y tế ...), đóng góp vào các quỹ phúc lợi, an sinh xã hội của địa phương, v.v...
TỔ CHỨC XÃ HỘI CÓ LỐI SỐNG VĂN HÓA
Như chúng ta đều biết, trong xã hội ngày nay, đang
phát triển các tổ chức do người dân tự lập ra (các hội, hiệp hội, câu lạc bộ,
các quỹ, v.v...) theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản trị, tự trang trải chi phí;
thường được gọi là các “tổ chức xã hội”. Dưới đây, xin tập trung vào chủ đề văn hóa trong hoạt động của
các tổ chức xã hội tại các làng nghề.
Văn
hóa của một tổ chức xác định cách thức phù hợp để hành xử trong tổ
chức. Văn hóa này bao gồm những niềm tin và giá trị được chia sẻ bởi các nhà
lãnh đạo, sau đó được truyền đạt và củng cố thông qua các phương pháp khác
nhau, cuối cùng là định hình nhận thức, hành vi và sự hiểu biết của nhân viên
và những người liên quan mà tổ chức đó đại diện. Văn hóa tổ chức thiết lập bối
cảnh cho mọi thứ mà một tổ chức thực hiện, vì các lĩnh vực và tình huống rất khác
nhau, không có một khuôn mẫu văn hóa duy nhất đáp ứng nhu cầu của tất cả các tổ
chức. Trong tổ chức xã hội của làng nghề, mẫu số chung là các ưu tiên văn hóa, tập
trung vào tổ chức và các mục tiêu của tổ chức. Các nhà lãnh đạo trong các tổ chức
thành công sống theo văn hóa của họ hàng ngày và cố gắng truyền đạt bản sắc văn
hóa của họ cho các thành viên trong tổ chức.
Thực tế cho thấy: một tổ chức xã hội dựa trên các giá trị là một nền văn hóa sống, cùng nhịp thở với các giá trị cốt lõi được chia sẻ giữa tất cả những thành viên trong tổ chức. Trong nền văn hóa định hướng giá trị của tổ chức, mọi người tìm thấy sự phù hợp giữa giá trị cá nhân của họ và giá trị của tổ chức, tạo ra một lực lượng thống nhất và động lực cho sự phát triển của tổ chức. Quản lý và lãnh đạo nêu gương cho tổ chức của họ và sống theo các giá trị mà họ đề ra sẽ duy trì tổ chức ổn định, bền vững hơn theo thời gian, bởi sự cam kết của các thành viên trong tổ chức. Đương nhiên, các nhà lãnh đạo tổ chức xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì văn hóa tổ chức, và do đó, những cá nhân này phải có tâm và tầm, bao gồm các kỹ năng cần thiết và phù hợp với văn hóa tổ chức.
Trong tổ chức xã hội có
văn hóa, nguyên tắc chung được quán triệt là sự đồng thuận giữa các thành viên,
vì trong đó, gồm nhiều người thuộc các thành phần, trình độ, kiến thức rất khác
nhau. Do đó, đối với những vấn đề chưa có sự nhất trí, cần lắng nghe, thuyết phục,
tạo sự đồng thuận; không thể máy móc áp dụng cung cách quản lý của cơ quan nhà
nước, cũng không thể xuề xòa, càng không thể áp đặt kiểu “gia trưởng”. Qua khảo
sát hoạt động của một số tổ chức xã hội, có thể nêu lên những nội dung của lối
sống văn hóa trong các tổ chức này như sau.
- Trước hết, đối với Nhà nước, đó là thực hiện nghiêm
túc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đã được quy định trong điều lệ của tổ chức;
là tham gia ý kiến, góp phần hoàn chỉnh thể chế, chính sách, pháp luật liên
quan đến làng nghề; là góp phần chống tham nhũng, tiêu cực. Trong tình hình hiện
nay, là đôn đốc các thành viên nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ kép vừa phát triển
sản xuất, kinh doanh, vừa phòng chống dịch Covid-19.
- Trong quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức: tôn trọng, lắng nghe nhau; tạo sự đoàn kết, đồng thuận, sự cố kết trong tố chức; đặc biệt quan tâm về mọi mặt sản xuất, kinh doanh và đời sống của đội ngũ nghệ nhân, chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nghệ nhân trẻ; chú trọng nâng cao lối sống văn hóa, cũng như trình độ, năng lực quản trị của chủ cơ sở.
- Trong quan hệ với các tổ chức xã hội khác:
hình thành các quan hệ liên kết, hợp tác trong những hoạt động có chung mục
đích;
- Tôn trọng chuyên gia: thu hút rộng rãi ý kiến các chuyên gia, nhà
nghiên cứu về văn hóa làng nghề, về sự phát triển nghề thủ công, về làng nghề
cũng như về hoạt động của tổ chức của mình.
- Người đứng đầu tổ chức phải là người có lối sống văn hóa, thực sự
gương mẫu về tư cách, nhất là bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải
trình về các hoạt động của tổ chức.
LÀNG NGHỀ CÓ VĂN HÓA
Tổng hợp các thành phần
kể trên (con người có văn hóa, cơ sở có văn hóa, tổ chức xã hội có văn hóa), là
những bộ phận cốt lõi của một làng nghề có văn hóa. Phần này nêu lên những đặc
trưng chung của làng nghề với tư cách là một cộng đồng - một làng nghề có văn
hóa góp phần hình thành nông thôn mới của nước ta trong thời đại mới.
- Trước hết, đó là tôn trọng, giữ gìn và phát huy các di sản
văn hóa của làng nghề, cả di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật
thể đã được công nhận, nghiên cứu, kiến nghị công nhận thêm những di sản văn
hóa đủ điều kiện; có phòng trưng bày lịch sử phát triển của làng nghề; nơi thờ
các vị Tổ nghề; nơi tôn vinh các nghệ nhân đã được công nhận; hình thành và mở
rộng các chuỗi liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng
nghề; hợp tác với các tổ chức xã hội khác, các đoàn thể nhân dân trên địa bàn trong
các hoạt động xã hội, từ thiện; quan trọng nhất là các làng nghề, nhất là làng
nghề truyền thống cần nêu gương và tạo sức lan tỏa về lối sống có văn hóa, cùng
góp sức xây dựng lối sống văn hóa trong nông thôn, hình thành “một miền quê
đáng sống”.
- Xây dựng các quan hệ tốt đẹp trong làng nghề: kế thừa và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống của làng xã, như: tinh thần đoàn kết; ý thức tự quản;
xây dựng gia đình hòa thuận, nuôi dạy con cháu khỏe mạnh; củng cố mối quan hệ tương
thân tương ái, hàng xóm, láng giềng thân thiện; tương trợ trong thiên tai, địch
họa; hướng dẫn và tạo môi trường cho lớp trẻ khởi nghiệp (chú ý tạo việc làm
cho những lao động từ các đô thị trở về quê vì dịch Covid-19); quan tâm người yếu
thế; tôn trọng và chăm sóc người cao tuổi, v.v...
- Hình thành nếp sống văn hóa trong nông thôn: biểu dương các gương
sáng về đạo đức, nhân cách, học vấn cao; đề cao tinh thần khuyến học, khuyến
tài; hỗ trợ các cháu nhà nghèo chăm ngoan, học giỏi; xóa bỏ các tệ nạn xã hội;
bài trừ mê tín, dị doan; thực hiện các phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh.
Hiện nay, để thực hiện
chủ trương văn hóa thật sự trở thành nguồn động lực nội
sinh của sự phát triển bền vững đất nước, phát huy những giá trị truyền thống của
đạo đức, văn hóa, lối sống của dân tộc, việc xây dựng và lan tỏa lối sống văn
hóa trong làng nghề là một nhiệm vụ vừa có ý nghĩa trước mắt lại vừa có tầm
quan trọng cơ bản, lâu dài. Làng nghề cũng phải là nơi có lối sống văn hóa tiêu
biểu, nêu gương trong nông thôn mới. Phạm vi đề tài này rất rộng, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn rất sâu sắc, bài viết này mới nêu lên một số gợi ý, mong làng
nghề chúng ta cùng suy ngẫm.
(Đã đăng Tạp chí Làng nghề Việt Nam,
số 09 (92) ngày 4/3/2022)
Theo nghĩa hẹp đang được dùng phổ biến, mức sống được đo lường bằng cách sử dụng chỉ tiêu GDP cho một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, trong đó có chỉ tiêu GDP bình quân đầu người bao gồm tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho mỗi người. Hiện nay, nước ta còn dùng chỉ tiêu “Tổng sản phẩm của địa phương” (GRDP) tính cho tỉnh/thành phố. Theo Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người của nước ta tuy có tăng qua các năm, song vẫn còn thấp: năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD, xếp thứ 129/187 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1993, Thái Lan năm 2003, Indonesia năm 2010, Trung Quốc năm 2009 và Hàn Quốc những năm 90 của thế kỷ trước (theo Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam, Tổng cục Thống kê, 2021).
Tuy nhiên, điều mà xã hội quan tâm, không chỉ là sự phát triển của một quốc gia thể hiện bằng mức tăng trưởng GDP nhiều hay ít, mà quan trọng hơn, đó là chất lượng và sự bền vững của sự tăng trưởng, nói cách khác, đó là sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, giữa kinh tế và môi trường, cũng như sự thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Như vậy, điều cần quan tâm không chỉ là mức hưởng thụ về vật chất và tinh thần có thể đo đếm được của con người và toàn xã hội, mà chủ yếu và quan trọng hơn nhiều, là các khía cạnh vô hình khác tạo nên cuộc sống con người mà bài này đề cập, đó là phong cách ứng xử trong đời sống, thường được gọi là “lối sống”. Các yếu tố về chất lượng cuộc sống có thể làm cho một nơi trở nên hấp dẫn hơn đối với một người hoặc một nhóm người so với một nơi có mức sống cao như nhau.
Lối sống, theo các nhà nghiên cứu, được định nghĩa là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng; lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hoặc một cộng đồng. Lối sống là tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hoá và trí tuệ của một con người hoặc của một xã hội; không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói, mà bao gồm tư duy và phương cách xử lý các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Lối sống là sự kết hợp của việc xác định các yếu tố vô hình và hữu hình. Các yếu tố hữu hình liên quan cụ thể đến các biến đổi nhân khẩu học, tức là hồ sơ nhân khẩu học của một cá nhân, trong khi các yếu tố vô hình liên quan đến các khía cạnh tâm lý của một cá nhân như giá trị cá nhân, sở thích và triển vọng. Môi trường văn hóa xã hôi nông thôn có lối sống khác so với môi trường đô thị. Môi trường làng trồng lúa có lối sống khác so với môi trường làng trồng hoa hoặc làng nghề thủ công.
CON NGƯỜI LÀNG NGHỀ CÓ LỐI SỐNG VĂN HÓA
Theo truyền thống và phổ biến trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mọi người xây dụng thành công một sự nghiệp và sau đó xây dựng cuộc sống, lối sống của họ xung quanh sự nghiệp đó, theo kiểu “giàu sang sinh lễ nghĩa”. Tuy nhiên, việc khởi nghiệp của một cơ sở làng nghề khác với doanh nghiệp khác chính là niềm đam mê, sự yêu thích nghề thủ công truyền thống của dân tộc; họ xây dựng sự nghiệp xung quanh cuộc sống và phong cách sống của doanh nhân ấy. Cơ sở của họ cũng kiếm tiền, nhưng số tiền đó được sử dụng để hỗ trợ đam mê, sở thích, mối quan tâm và mục tiêu của họ, tức cho lối sống văn hóa đã hình thành của họ.
Văn hóa kinh doanh có thể và cần được thể hiện ở tất các cơ sở, bất kể quy mô nhỏ hoặc lớn. Qua thực tế, có thể nêu lên những nội dung cụ thể như sau.
TỔ CHỨC XÃ HỘI CÓ LỐI SỐNG VĂN HÓA
Thực tế cho thấy: một tổ chức xã hội dựa trên các giá trị là một nền văn hóa sống, cùng nhịp thở với các giá trị cốt lõi được chia sẻ giữa tất cả những thành viên trong tổ chức. Trong nền văn hóa định hướng giá trị của tổ chức, mọi người tìm thấy sự phù hợp giữa giá trị cá nhân của họ và giá trị của tổ chức, tạo ra một lực lượng thống nhất và động lực cho sự phát triển của tổ chức. Quản lý và lãnh đạo nêu gương cho tổ chức của họ và sống theo các giá trị mà họ đề ra sẽ duy trì tổ chức ổn định, bền vững hơn theo thời gian, bởi sự cam kết của các thành viên trong tổ chức. Đương nhiên, các nhà lãnh đạo tổ chức xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì văn hóa tổ chức, và do đó, những cá nhân này phải có tâm và tầm, bao gồm các kỹ năng cần thiết và phù hợp với văn hóa tổ chức.
- Trong quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức: tôn trọng, lắng nghe nhau; tạo sự đoàn kết, đồng thuận, sự cố kết trong tố chức; đặc biệt quan tâm về mọi mặt sản xuất, kinh doanh và đời sống của đội ngũ nghệ nhân, chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nghệ nhân trẻ; chú trọng nâng cao lối sống văn hóa, cũng như trình độ, năng lực quản trị của chủ cơ sở.
số 09 (92) ngày 4/3/2022)
0 Bình luận